Lời nói đầu:CFD là một dạng giao dịch phổ biến trong đầu tư, trong đó có Forex. Chắc hẳng không ít trader nhà mình đã từng nhận được các cuộc gọi mời chào tham gia giao dịch CFD với nhiều ưu điểm vượt trội từ các nhà môi giới: nào là đòn bẩy cao, vốn bỏ ra ít mà tiềm năng thu lãi lớn, có thể lãi ngay cả khi thị trường giảm,…vân vân và mây mây,…
CFD là một dạng giao dịch phổ biến trong đầu tư, trong đó có Forex. Chắc hẳng không ít trader nhà mình đã từng nhận được các cuộc gọi mời chào tham gia giao dịch CFD với nhiều ưu điểm vượt trội từ các nhà môi giới: nào là đòn bẩy cao, vốn bỏ ra ít mà tiềm năng thu lãi lớn, có thể lãi ngay cả khi thị trường giảm,…vân vân và mây mây,…
Thực chất loại giao dịch này nên được hiểu như thế nào và cách thức hoạt động của nó là gì. Cùng WikiFX tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!
1. Giao dịch CFD là gì?
CFD là viết tắt của Contracts for Difference - Hợp Đồng Chênh Lệch. Khi lựa chọn giao dịch CFDs, các nhà giao dịch về cơ bản đang tham gia một hợp đồng với nhà môi giới. Nhà giao dịch (bên mua) và nhà môi giới (bên bán) cùng đồng ý một thỏa thuận đầu cơ dựa trên giá trị của một tài sản.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức giao dịch CFDs và giao dịch truyền thống là: CFDs cho phép các nhà giao dịch kiếm lời từ biến động giá của một tài sản cơ bản mà không cần thực sự sở hữu tài sản đó. Nhờ việc không cần sở hữu tài sản cơ bản, các nhà giao dịch CFD có thể giảm thiểu được rất nhiều chi phí và bất lợi của hình thức giao dịch truyền thống.
Sự khác biệt chính giữa giao dịch CFD và forex trading là giao dịch CFD bao gồm các loại hợp đồng khác nhau thuộc nhiều nhóm thị trường khác nhau, chẳng hạn như chỉ số, năng lượng và kim loại, trong khi forex lại cung cấp giao dịch tiền tệ thuần túy. Khi các bác giao dịch CFD, người đầu tư có cơ hội chọn các hợp đồng khác nhau về giá trị gia tăng và loại tiền tệ, tùy thuộc vào quốc gia nơi cung cấp loại tài sản cơ bản. Forex trading lại là việc giao dịch một loại tiền so với loại tiền khác và luôn liên quan đến giao dịch theo quy mô lot thống nhất.
Một sự khác biệt nữa giữa giao dịch CFD và forex trading liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến các thị trường giao dịch. Giao dịch CFD chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cụ thể, chẳng hạn như cung và cầu của một hàng hóa nhất định hoặc thay đổi xu hướng liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh. Trong khi đó, forex trading chủ yếu được thúc đẩy bởi các sự kiện toàn cầu, như sự thay đổi việc làm lớn, thay đổi chính trị quốc tế, các chỉ số kinh tế quan trọng hoặc bất kỳ chính sách nào được đưa ra.
Ngoài ra, thị trường forex hoạt động 24 giờ một ngày, 5 ngày một tuần, cung cấp cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới quyền truy cập vào giao dịch thoải mái. Còn thời gian giao dịch hợp đồng CFD lại thay đổi dựa trên thị trường, hàng hóa hoặc tài sản cơ bản.
2. Đặc điểm giao dịch CFD
- Spread và tiền hoa hồng Giá CFD được xác định bởi hai loại giá: giá mua vào và giá bán ra. Trong đa số trường hợp, chi phí mở lệnh CFD đã bao gồm spread. Nghĩa là giá mua và bán sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí thực hiện giao dịch.
- Khối lượng giao dịch CFD được giao dịch theo hợp đồng tiêu chuẩn (lô). Quy mô của một hợp đồng riêng lẻ khác nhau tùy thuộc vào tài sản cơ bản được giao dịch, thường bắt chước cách tài sản đó được giao dịch trên thị trường.
- Thời hạn: Hầu hết các giao dịch CFD không có giới hạn cố định - tùy chọn. Thay vào đó, vị trí sẽ đóng bằng cách mở một giao dịch người chiều với giao dịch bạn đã mở. Nếu bạn giữ một vị trí CFD hàng ngày mở quá thời gian giới hạn hàng ngày, bạn sẽ phải trả một khoản phí qua đêm. Chi phí phản ánh số vốn mà nhà cung cấp cho bạn vay để mở giao dịch có đòn bẩy.
- Lợi nhuận vầ thua lỗ: Tính toán lợi nhuận hoặc thua lỗ từ các giao dịch CFD rất dễ dàng. Công thức sẽ là: Giá trị của hợp đồng x số lượng hợp đồng (Giá trị đóng - Giá trị mở) = lãi hay lỗ.
3. Cách thức giao dịch CFD
- Bước 1: Tạo và gửi tiền vào một tài khoản Tất cả các trang môi giới sẽ yêu cầu bạn tạo một bản demo hoặc tài khoản trực tiếp trước khi bạn có thể bắt đầu giao dịch. Bạn có thể gửi tiền và bắt đầu giao dịch ngay sau khi tài khoản hoàn tất xác minh.
- Bước 2: Chọn thị trường Sau khi xác minh và nạp tiền vào tài khoản giao dịch của bạn, điều tiếp theo cần làm là quyết định thị trường bạn sẽ giao dịch. CFD cho phép các nhà giao dịch giao dịch trên hầu hết tất cả các thị trường trên thế giới như tiền tệ, hàng hóa, cổ phiếu, quyền chọn, chỉ số, tiền điện tử, v.v.
- Bước 3: Quyết định mua/bán Sau khi chọn thị trường của bạn, đã đến lúc tiến hành phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật để quyết định xem thị trường của bạn sẽ tăng hay giảm giá. Click Mua (lệnh long)' nếu bạn nghĩ giá sẽ tăng hoặc 'Bán (lệnh short)' nếu bạn nghĩ giá sẽ giảm.
- Bước 4: Chọn quy mô giao dịch Chọn số lượng CFD bạn muốn giao dịch. 1 CFD tương đương với 1 cổ phần trong giao dịch cổ phần thông thường. Đây là một bước rất quan trọng vì nó quyết định bạn sẽ đạt được hoặc mất bao nhiêu. Bạn luôn có thể chọn bất kỳ quy mô giao dịch nào bắt đầu từ 0,01 lô.
- Bước 5: Thêm lệnh dừng lỗ và lệnh giới hạn Quản lý rủi ro rất quan trọng để giúp bạn có lợi nhuận trong việc giao dịch. Thêm một lệnh dừng lỗ hoặc lệnh giới hạn sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi giao dịch.
- Bước 6: Quan sát và đóng giao dịch Khi bạn mở giao dịch, bạn sẽ thấy cập nhật lãi/lỗ của mình theo thời gian thực ở phía trên màn hình. Bạn có thể kết thúc giao dịch bằng cách nhấp vào nút đóng giao dịch.
4. Thị trường CFD có lừa đảo không?
- Lịch sử thị trường:
Bắt nguồn từ Hợp đồng tương lai và Hợp đồng tùy chọn, CFD ra mắt lần đầu vào những năm 1990 bởi Smith New Court - một công ty kinh doanh môi giới có trụ sở tại London, sau đó được Merrill Lynch mua vào năm 1995, với giá trị 526 triệu bảng. CFD ban đầu được sử dụng để bù đắp rủi ro thua lỗ từ các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán London.
Tuy nhiên khi các nhà đầu tư nhận thấy được những lợi ích to lớn của công cụ tài chính này đó là chỉ yêu cầu một khoản ký quỹ nhỏ, không cần phải sở hữu tài sản và các nhà có thể tránh được một số loại thuế nhất định thì nó đã ngay lập tức trở nên phổ biến và được ưa chuộng nhất là với những nhà đầu cơ hoặc nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn không nhiều.
- Quy mô thị trường:
Thị trường CFD đã phát triển với một tốc độ khủng khiếp nhờ sự quan tâm của những nhà đầu tư dành cho nó, hiện tại nhà đầu tư có thể tiếp cận với hơn 4000 sản phẩm thị trường thông qua CFDs và số lượng này vẫn đang ngày càng được mở rộng ra thêm nữa.
- Tính hợp pháp của thị trường:
Tính đến thời điểm này của bài viết hiện đã có 20 quốc gia chấp nhận CFD như một hình thức giao dịch hợp pháp. Trong đó có những nước lớn thuộc EU như: Anh, Đức, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, Singapo…v.v…
Tuy nhiên mỗi nước lại có cách tiếp cận với CFD theo một cách riêng, thậm chí nhiều quốc gia còn chưa đưa ra chính sách về CFD. Mặc dù hiện tại Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ chính sách nào về việc cấm hay chấp thuận giao dịch CFD. Tuy nhiên một số quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á đã chấp thuận việc giao dịch CFD như Singapore và Thái Lan.
- Giám sát CFD:
Việc giám sát hoạt động của các sàn giao dịch CFD được thực hiện bởi một tổ chức bao gồm các cơ quan quản lý hàng đầu tại các quốc gia lớn.
Tất cả các sàn giao dịch CFD uy tín trên thế giới đều được ủy quyền và cấp giấy chứng nhận từ những tổ chức này và nó bao gồm: Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc(ASIC), Hiệp hội Tương lai quốc gia (NFA), Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai(CFTC), Cơ quan quản lý Tài chính Anh FCA, Cơ quan Dich vụ tài chính FSA, Tổ chức điều tiết đầu tư Canada IIROC, Cơ quan tiền tệ Quần đảo Cay-man CIMA, Ủy ban chứng khoán và tương lai SFC, Cơ quan tiền tệ Singapore MAS.
Hiện nay với sự phát triển lớn mạnh của thị trường CFD, hàng loạt những sàn giao dịch mọc lên như nấm và trong đó có không ít sàn lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư để trục lợi. Nhà đầu tư phải thật tỉnh táo và sáng suốt để chọn cho mình một sàn giao dịch thật đáng tin cậy để đặt niềm tin nhé!
---------------------------------------------------------------------------------------------------
WikiFX là ứng dụng tra cứu sàn môi giới toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam. Với kho dữ liệu khổng lồ hơn 25000 broker và sự tin tưởng của hơn 3 triệu người dùng trên toàn thế giới.
*Cảnh báo rủi ro: Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn phải hiểu rõ những rủi ro liên quan đến các giao dịch sử dụng đòn bẩy và cần phải có kinh nghiệm cần thiết để làm việc trên thị trường Forex.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Được thành lập vào năm 2016, XTrend được sở hữu và điều hành bởi Rynat Trading Limited có Văn phòng đăng ký và địa chỉ thư tín tại Síp. Rynat Trading Ltd được đăng ký là Công ty Đầu tư Síp (CIF) với số đăng ký HE344135, hiện được ủy quyền và quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (số đăng ký 303/16).
XTB xếp hạng sàn giao dịch chứng khoán được niêm yết forex và nhà môi giới CFD lớn thứ tư trên thế giới , được thành lập vào năm 2002 và có trụ sở chính tại London, Vương quốc Anh, với văn phòng tại hơn 12 quốc gia, bao gồm Ba Lan, Đức, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. XTB Limited được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan quản lý tài chính ở Vương quốc Anh, với giấy phép quản lý số 522157.
FOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýIC Markets
Có giám sát quản lýDBG Markets
Có giám sát quản lýTMGM
Có giám sát quản lýXM
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýIC Markets
Có giám sát quản lýDBG Markets
Có giám sát quản lýTMGM
Có giám sát quản lýXM
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýIC Markets
Có giám sát quản lýDBG Markets
Có giám sát quản lýTMGM
Có giám sát quản lýXM
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýIC Markets
Có giám sát quản lýDBG Markets
Có giám sát quản lýTMGM
Có giám sát quản lýXM
Có giám sát quản lý