Lời nói đầu:Bạn cảm thấy thế nào về thị trường tài chính – bạn nghĩ rằng chúng sẽ tăng hay giảm trong tương lai? Nếu trả lời được câu hỏi đó, thì bạn đã hiểu mức độ cảm xúc của bạn đối với thị trường tài chính là như thế nào, cho dù bạn giao dịch cổ phiếu, ngoại hối hay bất cứ sản phẩm nào khác.
1. Tâm lý thị trường (market sentiment) là gì?
Tâm lý thị trường đại diện cho tâm trạng của thị trường tài chính và cảm giác chung giữa các nhà giao dịch, cho dù là giao dịch ngoại hối, thị trường chứng khoán hay bất cứ điều gì khác. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá tương lai của một thị trường đang lạc quan hay bi quan để giao dịch.
Nếu thị trường đang cảm thấy tích cực và lạc quan thì đây được gọi là thị trường tăng trưởng và một thị trường bi quan là thị trường tiêu cục, dự đoán giá sẽ giảm hay còn gọi là thị trường gấu.
Thực tế, việc đo lường tâm lý thị trường khá là khó khăn vì triển vọng của thị trường đều được định hình bởi bất cứ thứ gì. Do đó, các nhà đầu tư cần phải phân tích theo nhiều hướng khác nhau để đảm bảo họ nắm bắt được thông tin nhiều nhất có thể về thị trường mà họ giao dịch.
Ngoài ra, trong khi phần lớn thị trường sẽ nghiêng về cách này hay cách khác, mọi người tham gia đều có quan điểm riêng nhằm giải thích tại sao thị trường lại hoạt động theo cách đó và xu hướng tiếp theo là gì.
Trong khi ý kiến của đại đa số thường đưa ra quan điểm chung về thị trường, thì lại có những nhà đầu tư tìm cách chống lại tâm lý thống trị tức là luôn tìm cách đánh ngược sóng. Khi thị trường tăng lại tìm cách sell và ngược lại khi thị trường giảm lại tìm cách buy.
Một trong những yếu tố quan trọng tận dụng tâm lý thị trường để giao dịch là có thể đọc được xu hướng tiếp theo chuẩn bị diễn ra là gig, và đó cũng là nơi mà sự sợ hãi và tham lam xuất hiện.
2. Tâm lý thị trường – Nhận ra sự thay đổi tâm lý nhanh nhất có thể
Thời điểm tốt nhất để trade dựa trên tâm lý là ngay khi ta nhận ra sự thay đổi. Tâm lý này thay đổi rất nhanh vì nhiều loại tin tức: có thể là 1 dữ liệu nào đó được công bố; 1 sự thay đổi về chính trị hay 1 sự kiện bất ngờ nào đó. Cơ bản là ta luôn có cơ hội trade khi tâm lý thay đổi.
3. Tâm lý thị trường – Không phải tâm lý nào cũng như nhau
Một ngày trôi qua có rất nhiều dữ liệu và loại thông tin được công bố, và không phải toàn bộ các thông tin đó đều làm thị trường di chuyển mức độ giống nhau.
Chính sách lãi suất của FED luôn luôn quan trọng hơn dữ liệu bán lẻ, và tình hình thương chiến thì có độ quan trọng tương đương chính sách lãi suất.
Giờ ta thử lấy ví dụ dữ liệu CPI của Canada (thời điểm viết bài này thì chưa công bố dữ liệu)
Ngân hàng Canada là ngân hàng trung ương duy nhất chưa chuyển sang bồ câu 1 cách rõ ràng. Tuy nhiên khi các ngân hàng còn lại đều bearish thì Canada phải chịu áp lực và đi theo sau.
Điều này có nghĩa là thị trường chỉ chờ đợi 1 lý do để sell CAD vì kỳ vọng BoC sẽ đi theo sau các ngân hàng còn lại. Trong quá khứ ta cũng thấy nhiều lần BoC không ngần ngại thẳng tay cắt giảm lãi suất và làm market ngạc nhiên.
Đó thấy không anh em? Việc kỳ vọng 1 cú bán tháo của CAD trước thềm tin CPI chính là đọc hiểu tâm lý thị trường thời điểm vào lệnh. Kết quả là lạm phát tăng 1 chút, do đó cơ hội cắt giảm lãi suất trong tháng 9 từ BoC giảm đi nhiều. Kèo này bỏ qua.
Điểm quan trọng ở đây là nhờ vào tin CPI không lạc quan, ta đã kỳ vọng 1 kèo giảm cho CAD, và sẽ bán ra hoặc ít nhất là không mua vào đồng tiền này. Từ đó anh em cần các nhân tố sau cho 1 kèo sentiment đẹp:
• Một nhận định về hướng đi rõ ràng cho sự kiện;
• Một tin tức hay dữ liệu được công bố mà nó khẳng định hoặc mâu thuẫn hướng đi nhận định đó. Tức là thị trường phải chạy theo tin đó.
4. Cảm xúc giao dịch – Nỗi tham lam và sự sợ hãi
Cảm giác chi phối trong thị trường thường quyết định tâm lý chung của một thị trường. Hầu hết các nhà đầu tư đều tìm cách đi theo xu hướng chung của giá. Và cho dù vậy thì tới 1 thời điểm nào đó tâm lý cũng sẽ đặt tới đỉnh điểm (tâm lý tăng hoặc tâm lý giảm).
Hiểu rõ khi nào giá đạt đỉnh là điều quan trọng đối với các nhà đầu tư để họ tránh mua vào. Hoặc phải đối mặt với sự suy thoái (tham lam) bán hết khi giá chạm đáy ngay trước khi gá bắt đầu tăng trở lại (nỗi sợ).
Phát hiện ra được sự sợ hãi hoặc tham lam sẽ giúp trader xác định thời điểm thoát hàng khi giá bắt đầu giảm, hoặc tìm cách mua trở lại khi giá đã chạm tới đáy.
5. Làm thế nào để giao dịch theo tâm lý thị trường?
Khối lượng có thể là một cách để đánh giá thị trường đang cảm thấy như thế nào. Điều này đặc biệt đúng đối với cổ phiếu và quyền chọn vì nó hướng đến lãi suất tăng hoặc giảm.
Ví dụ, nếu giá cổ phiếu của công ty tiếp tục tăng nhưng khối lượng bắt đầu giảm, chẳng hạn, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá mua.
Ngoài ra, các chỉ số tâm lý thị trường là một trong những công cụ hữu ích nhất để các nhà đầu tư đánh giá xu thế thị trường hiện tại như thế nào và đang ở trạng thái bi quan hay tích cực, nhằm tìm ra các cơ hội để mua vào hoặc bán ra.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các chỉ số này nên được sử dụng cùng với phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản khác để cho bức tranh thị trường được rõ nét hơn.
Một số công cụ được các nhà đầu tư sử dụng để xác định tâm lý thị trường là:
- Cam kết của thương nhân (Commitment of Traders-COT): COT được công bố bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) vào mỗi thứ sáu hàng tuần và cho thấy các vị thế Buy và sell của các nhà giao dịch đầu cơ và thương mại. Điều này giúp phác thảo động thái thị trường một cách chi tiết dựa vào quá trình giao dịch của các big boys (như các quỹ phòng hộ, ngân hàng và tập đoàn).
Nếu COT cho thấy nhà giao dịch có động thái dịch chuyển làm giá giảm dần/tăng dần trong xu hướng thị trường tăng giá/giảm giá, điều này chỉ ra thị trường chuẩn bị có một bước ngoặt mới.
- Chỉ số biến động (Volatility Index-VIX): Còn được gọi là chỉ số sợ hãi, VIX theo dõi giá quyền chọn và đo lường biến động. Được sử dụng như một cách để nhà đầu tư tự bảo vệ mình trước mọi sự điều chỉnh về giá giống như là một chính sách bảo hiểm vậy. Đồng nghĩa VIX càng cao cho thấy xu hướng hiện tại càng dễ đảo chiều. Nếu chỉ số VIX thấp cho thấy tâm lý thị trường đang ổn định và xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục.
- Chỉ số đo lường tâm lý cao / thấp (High/low sentiment ratio): Một trong những cách dễ nhất để tìm hiểu xem thị trường đang trong tâm trạng phấn chấn hay hoang mang chính là Chỉ số đo lường tâm lý cao / thấp (High/low sentiment ratio). Nhờ dựa trên việc so sánh có bao nhiêu cổ phiếu đang hướng tới mức cao nhất trong 52 tuần trước so với số cổ phiếu tạo ra mức thấp trong 52 tuần. Nếu hướng trung bình của thị trường hiển thị mức thấp thì những con gấu đang kiểm soát – thị trường giảm và khi thị trường ở các mức cao hơn thì những con bò đang kiểm soát – thị trường tăng.
- Chỉ số phần trăm tăng (Bullish Percentage Index): một chỉ số giúp bạn tìm hiểu mức tăng của thị trường. Chỉ số sử dụng tín hiệu điểm và tín hiệu mua, liệt kê số lượng cổ phiếu đã tạo ra tín hiệu mua trong một chỉ số nhất định. Dựa theo đồ thị Point and Figure Chart (P&F), các cổ phiếu mang tín hiệu mua hoặc bán một cách rõ ràng với thang điểm dưới dạng phần trăm từ 0% đến 100%.
Các nhà đầu tư áp dụng ngưỡng riêng của họ vào chỉ số này để xác định xem diễn biến thị trường, nhưng nhìn chung nếu chỉ số từ 70% đến 80% tín hiệu mua thì các nhà đầu tư coi thị trường đã mức quá mua và sẵn sàng cho các lệnh Sell trong thời gian tới. Nếu thị trường nằm dưới mức 30% hoặc 20% sẽ cho thấy thị trường đang ở mức quá bán và có khả năng sẽ tăng lại trong thời gian tới.
Như vậy, có rất nhiều cách để đo lường tâm lý thị trường, giúp trader suy đoán và đi trước thị trường 1 bước, trước khi các biến cố lớn xảy ra. Đừng bao giờ đánh giá thấp tâm lý thị trường.
Các nhà đầu tư nên cố gắng tiếp nhận càng nhiều thông tin càng tốt. Hãy lắng nghe cả phe bò và phe gấu, xâu chuỗi lại nhằm tạo ra 1 bức tranh hoàn chỉnh về tâm lý thị trường để tạo hiệu quả cao trong giao dịch. Chúc các bạn thành công!
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
WikiFX là ứng dụng tra cứu sàn môi giới toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam. Với kho dữ liệu khổng lồ hơn 25000 broker và sự tin tưởng của hơn 3 triệu người dùng trên toàn thế giới.
*Cảnh báo rủi ro: Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn phải hiểu rõ những rủi ro liên quan đến các giao dịch sử dụng đòn bẩy và cần phải có kinh nghiệm cần thiết để làm việc trên thị trường Forex
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Được thành lập vào năm 2016, XTrend được sở hữu và điều hành bởi Rynat Trading Limited có Văn phòng đăng ký và địa chỉ thư tín tại Síp. Rynat Trading Ltd được đăng ký là Công ty Đầu tư Síp (CIF) với số đăng ký HE344135, hiện được ủy quyền và quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (số đăng ký 303/16).
XTB xếp hạng sàn giao dịch chứng khoán được niêm yết forex và nhà môi giới CFD lớn thứ tư trên thế giới , được thành lập vào năm 2002 và có trụ sở chính tại London, Vương quốc Anh, với văn phòng tại hơn 12 quốc gia, bao gồm Ba Lan, Đức, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. XTB Limited được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan quản lý tài chính ở Vương quốc Anh, với giấy phép quản lý số 522157.
FOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýDBG Markets
Có giám sát quản lýExness
Có giám sát quản lýRakuten Securities Australia
Có giám sát quản lýIC Markets
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýDBG Markets
Có giám sát quản lýExness
Có giám sát quản lýRakuten Securities Australia
Có giám sát quản lýIC Markets
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýDBG Markets
Có giám sát quản lýExness
Có giám sát quản lýRakuten Securities Australia
Có giám sát quản lýIC Markets
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýDBG Markets
Có giám sát quản lýExness
Có giám sát quản lýRakuten Securities Australia
Có giám sát quản lýIC Markets
Có giám sát quản lý