Lời nói đầu:Theo đơn tố cáo của bà Tuyết (ở quận 7, TP Hồ Chí Minh), từ tháng 6 năm 2020, bà đã nhiều lần chuyển tiền cho một đối tác với tổng số lên tới hơn 130 tỷ đồng.
Trong bối cảnh COVID-19 kéo dài ảnh hưởng tới đa số ngành nghề, nhiều nhà đầu tư, trong 2 năm qua, luôn loay hoay tìm các kênh sinh lời mới.
Nắm bắt tâm lý đó, một nhóm người đã quảng cáo là đang thành lập ngân hàng Ngoại hối Việt Nam - kèm theo nhiều cam kết, hứa hẹn hấp dẫn để huy động vốn. Một số cá nhân vì thế đã bỏ cả trăm tỷ đồng vào dự án này. Thế nhưng ngân hàng mới thì chẳng thấy đâu, người cầm tiền thì không liên lạc được, còn cơ quan công an thì đã khởi tố vụ án hình sự “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Theo đơn tố cáo của bà Tuyết (ở quận 7, TP Hồ Chí Minh), từ tháng 6 năm 2020, bà đã nhiều lần chuyển tiền cho một đối tác với tổng số lên tới hơn 130 tỷ đồng. Mục đích là để ký quỹ thành lập ngân hàng, với lời hứa hẹn là bà Tuyết sẽ được nằm trong danh sách cổ đông sáng lập.
“Họ có nói với tôi là việc thành lập ngân hàng bình thường là không được phép nữa. Nhưng mà vì họ có một chuỗi quầy đổi tiền từ Bắc vào Nam nên được thành lập ngân hàng mà chỉ chuyên về thu đổi ngoại tệ. Mà cái này cả nước chưa có nên họ mới làm được”, bà Trương Bạch Tuyết (quận 7, TP Hồ Chí Minh) cho biết.
Đoạn tin nhắn được bà Tuyết lưu lại trong một cuộc trò chuyện với những người góp vốn làm ăn, ngân hàng dự kiến thành lập được một phụ nữ tên Nghệ đặt tên là Ngân hàng Ngoại hối Việt Nam (viết tắt là Vietnam Forex Bank).
Sở dĩ có niềm tin để nhà đầu tư trao tiền vì bà Nghệ vốn là chủ của của một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực thu đổi ngoại tệ. Nhưng đã hơn 1 năm trôi qua, tiền vốn thì đã trao, mà đến nay chẳng có bóng dáng ngân hàng nào theo lời quảng cáo.
“Lúc đầu tôi có gọi thì máy không liên lạc được. Bẵng đi 2-3 tháng nay tôi không liên lạc nữa. Từ đó trở đi không có trả đồng nào, không có gặp mặt luôn”, bà Tuyết cho biết.
Tìm đến trụ sở công ty, người quản lý tòa nhà cho biết, doanh nghiệp của bà Nghệ đã không còn hoạt động ở đây từ hơn 1 năm trước. Liên lạc theo số điện thoại nhà đầu tư cung cấp cũng không thành công.
Cùng với bà Tuyết, theo tố cáo của gia đình này, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2021, cũng đã chuyển cho bà Nghệ và một số người liên quan tổng số tiền khoảng 170 tỷ đồng để thành lập Ngân hàng ngoại hối.
“Lúc đầu bà ấy hứa là mở ngân hàng nhưng cuối cùng thì không mở ngân hàng. Tất cả những lời đấy là lời bịa đặt. Một năm rồi liên hệ không được thì chẳng là lừa đảo thì là gì”, chị Phạm Thị Hoàng Hà (ở Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương) cho biết.
3 tháng sau khi nhận đơn tố cáo của các trường hợp trên, đến cuối tháng 7/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án hình sự “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, sau gần 6 tháng, hiện vụ án đang phải gia hạn điều tra, vì chưa xác định được đối tượng phạm tội. Phía cơ quan công an cũng chưa tiết lộ thêm nhiều thông tin về vụ việc.
Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết ở đây các bên mời nhau đến để cùng nhau hợp tác làm ăn trong thương vụ rất lớn. Thành lập một tổ chức tín dụng, một loại hình được Nhà nước yêu cầu vốn pháp định cao nhất ở Việt Nam. Thế nhưng có vấn đề ở phía sau rất cần cơ quan điều tra làm rõ.
Còn phía luật sư của các bị đơn thì dĩ nhiên khẳng định, đây là vụ án có dấu hiệu lừa đảo. Tiến sĩ Luật sư Phạm Kim Anh, Trưởng Văn phòng Luật sư Kim Anh, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh: “Thực ra việc thành lập ngân hàng là không có. Đưa thông tin đó là giả dối rồi. Để người ta tin, người ta đưa tiền”.
Với các nhà đầu tư đang tố cáo bị lừa tiền thì giờ còn chỉ tự trách là lòng tin đã đặt sai chỗ.
“Lỗi tại do mình. vì tin tưởng bạn bè, giờ già về hưu mà mất một số tiền cả đời máu và nước mắt của mình, chứ không phải là máu và mồ hôi nữa”, bà Trương Bạch Tuyết cho biết.
Theo nhẩm tính, ngoài số tiền hơn 100 tỷ là tiền tích góp đã trao, giờ đây hàng tháng bà Tuyết còn phải trả lãi hơn 1,5 tỷ đồng vì còn vay nợ ngân hàng để hùn vốn làm ăn với bà Nghệ. Còn gia đình này, sau khi vụ việc vỡ lở, vợ chồng đã li tán. Căn nhà đang ở cũng đã thế chấp tại ngân hàng.
Để minh bạch thông tin về việc quảng cáo thành lập ngân hàng, phóng viên đã nhiều lần liên lạc với bà Nghệ nhưng chưa nhận được phản hồi. Còn trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, danh sách những ngân hàng đã được cấp phép hoạt động cũng được công khai đăng tải, và trong đó không có ngân hàng nào tên là “Ngân hàng Ngoại hối Việt Nam”.
Nguồn: VTV
Vào ngày 23 tháng 8, WikiFX cùng lúc nhận được hàng loạt tố cáo của người dùng về việc sàn BGI có hành vi gian lận, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư trong đó có cả người Việt Nam.
SEA Investing là sàn giao dịch xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng những sàn giao dịch lừa đảo tháng 6 từ ứng dụng WikiFX. Điểm đánh giá của sàn giao dịch này giảm do nhận được nhiều tố cáo từ khách hàng.
Qua quá trình điều tra, xác minh, ngày 3/6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã thông tin về vụ đánh bạc qua sàn SFX Capital, với số tiền lên tới 90 triệu USD.
Royal GTX là sàn môi giới đang bị nhiều trader đánh giá không tốt. Đa số cho rằng không an toàn khi giao dịch với Royal GTX vì nó không được quản lý bởi cơ quan tài chính nào.
FOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýDoo Prime
Giám sát quản lý từ xaTMGM
Có giám sát quản lýATFX
Có giám sát quản lýExness
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýDoo Prime
Giám sát quản lý từ xaTMGM
Có giám sát quản lýATFX
Có giám sát quản lýExness
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýDoo Prime
Giám sát quản lý từ xaTMGM
Có giám sát quản lýATFX
Có giám sát quản lýExness
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýDoo Prime
Giám sát quản lý từ xaTMGM
Có giám sát quản lýATFX
Có giám sát quản lýExness
Có giám sát quản lý