Lời nói đầu:Chỉ báo RSI là một chỉ báo đa năng; tuy nhiên, không có nhiều người biết hết các công dụng của nó. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về RSI, hãy đọc ngay nhé!
Hướng dẫn toàn tập cách sử dụng chỉ báo RSI trong giao dịch
Bạn đang tìm hiểu về chỉ báo RSI?
Bạn muốn biết cách sử dụng chỉ báo này hiệu quả trong giao dịch?
Nếu đúng như vậy, đây chính là bài viết dành cho bạn. Tôi sẽ chia sẻ với bạn (gần như) tất cả những thứ mà tôi biết về chỉ báo này.
Không lãng phí thời gian của bạn nữa. Chúng ta hãy cùng bắt đầu ngay nhé!
Chỉ báo RSI là gì?
Chúng ta sẽ nhanh chóng đến với phần cách sử dụng chỉ báo RSI. Nhưng trước hết, hãy cùng tôi điểm qua về khái niệm và lịch sử hình thành của chỉ báo này.
RSI là viết tắt của Relative Strength Index, nghĩa là Chỉ số sức mạnh tương đối. Đây là một dạng chỉ báo nhanh (leading indicator), thường dùng để đoán trước các diễn biến trên thị trường. Ví dụ, khi chỉ báo này vượt ngưỡng 70, giá có thể sẽ sớm đảo chiều giảm. Ngược lại, khi chỉ báo này rơi xuống dưới ngưỡng 30, giá có thể sẽ sớm đảo chiều tăng.
Chỉ báo RSI chạy trong một khung cố định có biên độ từ 0 đến 100 và nằm phía dưới cùng của biểu đồ giá. Dưới đây là hình ảnh của chỉ báo này.
Chỉ báo RSI. Nguồn: MetaTrader 4 Forex4you
Người phát minh ra chỉ báo RSI là J.Welles Wilder - một nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ. Lối tư duy khoa học đã giúp ông giành được nhiều thắng lợi trên mặt trận đầu tư bất động sản và tài chính. Welles Wilder còn là cha đẻ của nhiều chỉ báo nức danh khác như MACD, ADX, Parabolic SAR, vân vân mây mây.
Cách cài đặt chỉ báo RSI trên nền tảng giao dịch MetaTrader 4
Mặc dù chỉ báo RSI rất phổ biến, nhưng có nhiều người chưa nắm rõ cách cài đặt chỉ báo này trên biểu đồ.
Phần mềm giao dịch MetaTrader 4 (MT4) thì chắc khỏi phải bàn, vì nó đã quá nổi tiếng rồi. Cách cài đặt chỉ báo RSI trên MT4 rất đơn giản; bạn chỉ cần làm theo các bước sau:
Mở MT4 lên
Nhấn chọn Insert trên thanh công cụ
Vào Indicators, tiếp theo là Oscillators rồi chọn Relative Strength Index
Một cách khác là bạn vào hộp Navigator ở phía bên trái của phần mềm. Nếu không nhìn thấy hộp này thì chọn View trên thanh công cụ rồi ấn vào Navigator để nó hiện trực tiếp trên màn hình. Sau đó, vào phần Indicators, chọn Oscillators rồi kích đúp vào Relative Strength Index.
Đơn giản đúng không? Nhưng chưa hết đâu, dưới đây mới là phần quan trọng.
Khi bạn ấn đúp vào Relative Strength Index, cửa sổ cài đặt chỉ báo này sẽ hiện lên. Trên cửa sổ này, bạn sẽ thấy có phần Period; đây là phần cài thông số cho chỉ báo. Mức mặc định là 14, nghĩa là RSI sẽ được tính và vẽ tự động dựa trên dữ liệu giá của 14 cây nến gần nhất. Bạn có thể thay đổi số này tùy thích hoặc dùng luôn mức mặc định (cũng là mức phổ biến nhất), sau đó ấn OK.
Cửa sổ cài đặt chỉ báo RSI. Nguồn: MetaTrader 4 Forex4you
Khi Period càng cao, chỉ báo RSI sẽ trông càng mượt. Ngược lại, khi Period càng thấp, chỉ báo RSI sẽ trông càng dích dắc (răng cưa) hơn.
Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo RSI trong giao dịch
Cách 1: Xác định các tín hiệu quá mua và quá bán
Chúng ta có lẽ đều đã biết về cách sử dụng chỉ báo RSI cơ bản. Đó là sử dụng nó để xác định các tín hiệu quá mua và quá bán:
Khi RSI tăng vượt mức 70, tài sản được coi là rơi vào trạng thái quá mua. Giá của nó có thể sẽ sớm đảo chiều giảm
Khi RSI rơi về dưới mức 30, tài sản được coi là rơi vào trạng thái quá bán. Giá của nó có thể sẽ sớm đảo chiều tăng
Ví dụ:
Tín hiệu quá bán và quá mua từ chỉ báo RSI. Nguồn: MetaTrader 4 Forex4you
Cách sử dụng này vẫn rất phổ biến trên thị trường ngày nay. Tuy nhiên, do ngày càng có nhiều người tham gia thị trường, phương pháp này cũng trở nên khó dùng hơn. Nhiều khi, dù đã rơi vào vùng quá mua hoặc quá bán, giá tài sản vẫn chạy thêm một đoạn dài trước khi đảo chiều.
Các nhà giao dịch đang ngày càng phát minh ra nhiều cách sử dụng RSI linh hoạt và hiệu quả hơn. Dưới đây là 2 trong số đó.
Cách 2: Thêm ngưỡng 50 trên chỉ báo RSI và sử dụng ngưỡng đó để đo lường tâm lý thị trường
Ngoài các ngưỡng 30 và 70, nhiều nhà giao dịch còn thêm một ngưỡng nữa trên RSI, đó là ngưỡng 50. Ngưỡng này được dùng để xác định xem phe nào đang chiếm ưu thế trên thị trường. Cụ thể như sau:
Khi RSI cắt từ dưới ngưỡng 50 lên, điều đó cho thấy phe bò tót bắt đầu chiếm ưu thế
Khi RSI cắt từ trên ngưỡng 50 xuống, điều đó cho thấy phe gấu bắt đầu chiếm ưu thế
Khi RSI duy trì trên ngưỡng 50, phe bò tót đang duy trì ưu thế. Tâm lý thị trường thiên về hướng mua
Khi RSI duy trì dưới ngưỡng 50, phe gấu đang duy trì ưu thế. Tâm lý thị trường thiên về hướng bán
Đo lường tâm lý thị trường với chỉ báo RSI. Nguồn: MetaTrader 4 Forex4you
Để thêm ngưỡng 50 trên đồ thị, hãy làm như sau:
Mở cửa sổ cài đặt chỉ báo RSI lên (kích đúp vào chỉ báo RSI)
Vào tab Levels
Nhấn nút Add
Một ngưỡng 0.0 sẽ hiện ra. Hãy chỉnh con số đó thành 50
Nhấn OK
Cửa sổ cài đặt chỉ báo RSI. Nguồn: MetaTrader 4 Forex4you
Mẹo: Hãy nhớ rằng bạn có thể tùy chọn màu sắc và độ đậm nhạt cho các đường trong phần cài đặt này.
Cách sử dụng chỉ báo RSI này sẽ hiệu quả hơn khi bạn kết hợp với các chỉ báo xu hướng như Moving Average. Khi đó, chỉ báo RSI sẽ đóng vai trò là công cụ xác nhận tâm lý thị trường và tín hiệu giao dịch.
Cách 3: Xác định các tín hiệu phân kỳ
Phân kỳ (Divergence) là một hiện tượng rất hay gặp trên đồ thị. Đó là khi giá và chỉ báo nhanh (chẳng hạn như RSI) diễn biến không đồng nhất.
Ví dụ:
Khi giá tăng và tạo ra một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước đó, nhưng chỉ báo RSI lại tạo ra một đỉnh mới thấp hơn đỉnh trước đó, thì đó là tín hiệu Phân kỳ thường âm (Regular Bearish Divergence). Loại phân kỳ này cảnh báo giá có thể sẽ đảo chiều giảm trong tương lai gần
Khi giá giảm và tạo ra một đáy mới thấp hơn đáy trước đó, nhưng chỉ báo RSI lại tạo ra một đáy mới cao hơn đáy trước đó, thì đó là tín hiệu Phân kỳ thường dương (Regular Bullish Divergence). Loại phân kỳ này cảnh báo giá có thể sẽ đảo chiều tăng trong tương lai gần
Hãy xem ví dụ sau để hiểu hơn nhé!
Tín hiệu phân kỳ từ chỉ báo RSI. Nguồn: MetaTrader 4 Forex4you
Mẹo: Có rất nhiều loại phân kỳ. Vừa rồi tôi mới chỉ đề cập đến 2 loại là Phân kỳ thường âm và Phân kỳ thường dương. Bạn có thể Google để tìm hiểu thêm về các loại phân kỳ khác như Phân kỳ ẩn và Phân kỳ phóng đại nhé.
Một vài mẹo để sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả hơn
Dưới đây là một số mẹo để bạn có thể sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả hơn:
1. Chỉ nên coi các tín hiệu quá mua / quá bán như lời cảnh báo
Không thể phủ nhận các tín hiệu quá mua và quá bán của chỉ báo RSI có độ chính xác cao. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào các tín hiệu đó để giao dịch. Chúng ta có thể sẽ bị thị trường quật ngã nhiều lần trước khi giá thực sự đảo chiều. Lý do là vì khi tín hiệu quá mua / quá bán xuất hiện, giá có thể chạy thêm một đoạn dài trước khi đảo chiều.
Vì thế, đừng hành động quá vội vã khi mới thấy những tín hiệu này.
Các nhà giao dịch kinh nghiệm thường đợi RSI quay trở lại từ khu vực quá mua hoặc quá bán rồi mới hành động. Nghĩa là, khi RSI rơi xuống dưới mức 30 và quay trở lại trên mức này, họ mới cân nhắc vào lệnh mua. Còn khi RSI vượt lên trên mức 70 và quay về lại dưới mức này, họ mới cân nhắc vào lệnh bán.
2. Nên kết hợp RSI với ít nhất một chỉ báo chậm (lagging indicator)
Ví dụ về chỉ báo chậm: Moving Average, Envelopes, Alligator, v.v.
Khi kết hợp RSI với những chỉ báo này, bạn sẽ có một hệ thống giao dịch thích nghi với mọi điều kiện thị trường. RSI có thể sẽ mang đến cho bạn những cơ hội giao dịch béo bở khi thị trường đi ngang. Còn khi thị trường trong xu hướng tăng hoặc giảm. RSI sẽ là công cụ hỗ trợ cho các chỉ báo chậm trong việc xác định tín hiệu mua hoặc bán theo xu hướng.
Ngoài ra, đừng quên các mô hình nến và mô hình giá nhé! Chúng cũng là những công cụ tuyệt vời trong việc xác định các điểm ra / vào lệnh đó.
Lời kết
Và đó là toàn bộ kiến thức cơ bản về chỉ báo RSI. Nhìn chung, cá nhân tôi thấy đây là một chỉ báo đa năng và hiệu quả, có thể sử dụng trên nhiều thị trường.
Tất nhiên, những cách sử dụng chỉ báo RSI mà tôi đã đề cập trong bài này chưa phải là tất cả. Sự sáng tạo của con người là vô hạn, và cá nhân tôi cũng biết một số cách nữa để sử dụng chỉ báo này. Có lẽ tôi sẽ đề cập đến chúng trong một bài viết sắp tới.
Hy vọng rằng tôi sẽ được gặp lại bạn trong bài viết đó.
Nếu bạn muốn nhanh chóng nhớ được những kiến thức về chỉ báo RSI ở trên. Hãy mở một tài khoản Forex4you và thực hành giao dịch với RSI ngay nhé!
Giao dịch Forex tiềm ẩn rủi ro lớn cho vốn đầu tư của bạn. Vui lòng đọc và đảm bảo bạn hiểu rõ Tuyên bố rủi rocủa chúng tôi.
FOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýFVP Trade
Sàn giao dịch hoạt động trái phépDBG Markets
Có giám sát quản lýTMGM
Có giám sát quản lýRakuten Securities Australia
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýFVP Trade
Sàn giao dịch hoạt động trái phépDBG Markets
Có giám sát quản lýTMGM
Có giám sát quản lýRakuten Securities Australia
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýFVP Trade
Sàn giao dịch hoạt động trái phépDBG Markets
Có giám sát quản lýTMGM
Có giám sát quản lýRakuten Securities Australia
Có giám sát quản lýFOREX.com
Có giám sát quản lýFXTM
Có giám sát quản lýFVP Trade
Sàn giao dịch hoạt động trái phépDBG Markets
Có giám sát quản lýTMGM
Có giám sát quản lýRakuten Securities Australia
Có giám sát quản lý